Chủ đề STEM: Hoa yêu thương nở rộ
Thời lượng: 2 tiết
Thời điểm tổ chức
Thời điểm tổ chức: Sau khi học sinh đã có thể viết được câu ngắn và thực hiện đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
Mô tả hoạt động trải nghiệm:
- Hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho học sinh được thực hành đọc, đếm các số trong phạm vi 10, biết thực hành theo hướng dẫn để tạo ra sản phẩm hướng đến việc thể hiện tình yêu với người thân trong gia đình, góp phần thực hiện yêu cầu cần đạt cho hoạt động trải nghiệm về chăm sóc gia đình.
- Bên cạnh đó, hoạt động giúp học sinh hình thành các kĩ năng như cắt, dán và phát triển ý tưởng sáng tạo trong trang trí.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
Toán
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
Hoạt động trải nghiệm
- Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.
Mĩ thuật
- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.
- Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
- Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác nhau để trang trí sản phẩm.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.
- Đếm được số trong phạm vi 10.
- Viết được lời chúc để thể hiện tình yêu thương với mẹ.
- Dự đoán, quan sát và kể lại được kết quả về hiện tượng xảy ra khi thả bông hoa gấp các cánh trên mặt nước.
- Nêu được tên một số công cụ (kéo, thước, bút,…) vật liệu (giấy bìa cứng,…) để thực hành làm thiệp hoa.
- Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra thiệp có hình bông hoa nhiều cánh (số cánh hoa trong phạm vi 10) và có dùng các chấm, nét, màu sắc để trang trí bông hoa.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về thiệp hoa.
- Hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học
- + Các phiếu học tập và phiếu đánh giá (phụ lục).
- + 3 bông hoa lần lượt làm bằng giấy ăn, bìa nhựa, giấy cứng.
- + Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm học sinh:
STT | Thiết bị/Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh họa |
---|---|---|---|
1 | Đĩa trơn sâu lòng | 01/nhóm | |
2 | Giấy bìa cứng màu A4 | 02/nhóm | |
3 | Mẫu hoa để vẽ | 01 phiếu/nhóm | Phụ lục |
- + Giao cho mỗi nhóm (4 học sinh) tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
STT | Thiết bị/Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh họa |
---|---|---|---|
1 | Bút sáp màu | 04/nhóm | |
2 | Kéo cắt giấy | 04/nhóm | |
3 | Bút chì | 04/nhóm |
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)
a) Khởi động
-
1Học sinh xem video học liệu số có nội dung: Bạn An tặng Mẹ tấm thiệp có hình bông hoa đã gập các cánh hoa và Mẹ mở từng cánh hoa ra để đọc nội dung lời chúc ở giữa bông hoa. Mẹ của An ước gì các cánh hoa tự động mở ra để đọc mà không cần mở từng cánh
- Học sinh được giáo viên dẫn dắt bằng các câu hỏi sau:
- Bạn An tặng gì cho mẹ?
- Mẹ ước điều gì?
- Các em có muốn giúp bạn An làm được điều đó không?
- Làm thế nào để bông hoa tự mở cánh được?
Một vài học sinh đại diện nêu ý kiến. Sau đó, học sinh tiếp nhận đề nghị (từ giáo viên): Chúng mình hãy cùng giúp bạn An nhé!
- 1.Hoa có từ 4 cánh trở lên, trang trí đẹp.
- 2. Cánh hoa xếp được.
- 3. Có lời chúc bên trong bông hoa.
- 4. Khi đặt hoa lên mặt nước thì các cánh hoa tự động mở ra được.
- Sau khi lắng nghe yêu cầu, học sinh trả lời một số câu hỏi khơi gợi của giáo viên.
- Theo các em, bông hoa có cánh hoa như thế nào để xếp lại được mà không bị gấp thành nhiều khúc ?
- Làm thế nào để cánh hoa tự động mở khi đặt vào nước?
- Xếp các cánh hoa theo thứ tự thế nào để các cánh lần lượt luân phiên nhau mở ra khi đặt trên mặt nước?
- Học sinh tự do phát biểu, trình bày các ý kiến của bản thân, không cần phải là ý kiến chính xác. Giáo viên có thể ghi lại một vài ý kiến nổi bật
- Giáo viên nhấn mạnh lại nhiệm vụ và dẫn dắt vấn đề tìm hiểu: Như vậy, chúng ta cần vẽ được hình dạng bông hoa có từ 4 cánh trở lên sao cho khi gấp lại, cánh hoa không bị gãy khúc, viết được lời chúc bên trong và quan trọng là hoa sẽ tự nở ra khi mình cho vào nước. Để làm được điều đó, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua một số hoạt động.
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
* Quan sát thí nghiệm định hướng giải pháp:
- Học sinh được giáo viên hỗ trợ tìm giải pháp bằng cách quan sát 3 mẫu vật bông hoa đơn giản lần lượt làm bằng giấy khăn ăn, giấy bìa nhựa chống thấm và giấy bìa cứng. Học sinh được sờ thử từng mẫu bông hoa để cảm nhận các loại chất liệu khác nhau đã dùng làm bông hoa.
- Giáo viên gấp các cánh bông hoa mẫu, đặt bên cạnh một đĩa nước nhỏ. Giáo viên đưa ra từng bông hoa và đặt câu hỏi: Nếu đặt các bông hoa này trên mặt nước nước thì điều gì sẽ xảy ra?
- Học sinh dự đoán:
- + Bông hoa chìm dưới nước.
- + Bông hoa nổi lên mặt nước và cánh hoa vẫn xếp như bình thường.
- + Bông hoa nở ra trên mặt nước.
- Học sinh được yêu cầu quan sát xem những gì mình sắp nhìn thấy có giống như mình đã dự đoán hay không và bắt đầu thả bông hoa lên mặt nước. Một vài học sinh (do giáo viên mời) nêu lại kết quả quan sát được và trả lời câu hỏi: Vì sao có bông hoa nở ra và nổi trên mặt nước, còn bông hoa kia tại sao lại chìm?
- Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình.
- Giáo viên giải thích: Bông hoa làm bằng giấy khăn ăn thấm nước nhanh nên bị chìm mà chưa kịp nở ra; bông hoa làm bằng bìa nhựa chống thấm nước nên không nở ra được; bông hoa làm bằng giấy bìa cứng sẽ thấm nước ở nếp gấp cánh hoa và làm cho cánh hoa nở ra.
Suy nghĩ và tìm giải pháp (với sự hỗ trợ của giáo viên):
- Học sinh được giáo viên dẫn dắt và suy nghĩ về cách tạo bông hoa.
- + Các em sẽ dùng giấy nào để tạo bông hoa nở trong nước? Vì sao?
- + Để có thể gấp các cánh hoa thì phần nhụy hoa phải như thế nào?
- Học sinh làm việc theo nhóm (khoảng 4-6 em) và chia sẻ suy nghĩ về cách làm bông hoa nở trên mặt nước.
- Giáo viên chốt lại cho học sinh: Chúng ta sẽ sử dụng giấy bìa cứng để làm hoa, hoa có phần ở giữa lớn, xung quanh là các cánh hoa ngắn để có thể gấp lại.
- Một vài học sinh đại diện nhóm chia sẻ về các ý tưởng của nhóm mình, dựa trên các câu hỏi gợi ý sau:
- + Em sẽ vẽ hoa có bao nhiêu cánh?
- + Em chọn màu nào cho cánh hoa và nhị hoa?
- + Em vẽ trang trí hoa thế nào?
- + Em viết lời chúc gì?
- + Em viết ở vị trí nào trên bông hoa?
- + Em xếp cánh hoa như thế nào để các cánh hoa lần lượt mở ra khi đặt trên mặt nước?
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi ngắn gọn câu trả lời vào Phiếu học tập 1. Trong quá trình thảo luận nhóm, giáo viên quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần.
b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
- Học sinh được dẫn dắt để mô tả các bước cần thực hiện khi làm bông hoa và cho nở trên mặt nước.
Gấp làm tư
|
Cắt cánh hoa
|
Được bông hoa
|
Trang trí, viết lời chúc
|
Gấp cánh hoa
|
Gấp xong
|
Thả hoa vào nước
|
Hoa nở bung cánh
|
- Học sinh tự phân chia nhiệm vụ cho nhau: vẽ, cắt, trang trí, ghi lời chúc, thử nghiệm. Các em tự thống nhất và điền tên bạn thực hiện nhiệm vụ phù hợp theo phiếu học tập 2. Học sinh thực hiện làm sản phẩm theo nhiệm vụ đã được phân công.
- Học sinh làm sản phẩm theo nhóm, giáo viên quan sát, hỗ trợ, ghi nhận tinh thần làm việc của nhóm.
*Lưu ý: Học sinh có thể thử nghiệm làm bông hoa chưa tô, vẽ, ghi lời chúc và thử nghiệm thả trên mặt nước xem bông hoa có nở các cánh không.
c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
- Giáo viên tổ chức trò chơi: “Hoa nở - hoa tàn” cho các nhóm cử đại diện lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh quan sát sản phẩm của nhóm bạn rồi nêu nhận xét, bình chọn nhóm có bông hoa được cắt đẹp, nở cánh đều, không chìm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
IV. Phụ lục
1. Phiếu học tập