Chủ đề STEM: Trồng cây trong vỏ trứng

Môn học chủ đạo: Khoa học

Thời lượng: 2 tiết

Thời điểm tổ chức

Khi dạy nội dung Sự sinh sản ở thực vật và động vật trong môn Khoa học, cụ thể qua nội dung Sự sinh sản của thực vật có hoa.

Mô tả bài học

Nội dung Sự sinh sản của thực vật có hoa của môn Khoa học có một số yêu cầu cần đạt như sau:

  • Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) ghi chú được tên của các bộ phận của hạt.
  • Thực hành: Trồng cây bằng hạt
  • Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt.
  • Trình bày được sự lớn lên của cây con.

Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM Trồng cây trong vỏ trứng, học sinh sẽ sử dụng vỏ trứng để trồng một số hạt giống, đồng thời trang trí vỏ trứng để biến vỏ trứng thành một món quà tặng đầy ý nghĩa.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học


Môn học chủ đạo
Môn học tích hợp

Khoa học

  • Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) ghi chú được tên của các bộ phận của hạt.
  • Thực hành: Trồng cây bằng hạt
  • Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt.
  • Trình bày được sự lớn lên của cây con.

Công nghệ

  • Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt, trồng cây con trong chậu.
  • Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
  • Trồng và chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu

Toán

  • Sử dụng được một số dụng cụ đơn giản để thực hành cân, đong, đo, đếm với các đơn vị đo đã học.

Mĩ thuật

  • Lựa chọn, phối hợp các vật liệu khác nhau để làm nên sản phẩm (vật dụng trang trí).

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

  • Ghi chú được tên của các bộ phận của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ lên sơ đồ đã cho.
  • Trồng được một số cây từ hạt.
  • Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt.
  • Trình bày được được quá trình nảy mầm và lớn lên của cây con.
  • Đo và tính được giá trị trung bình cộng các kết quả đo độ dài cây đậu đã ghi lại được từ thí nghiệm từ đó rút ra được kết luận cần thiết.
  • Lựa chọn, phối hợp các vật liệu khác nhau để trang trí vỏ trứng.
  • Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thiết kế và thực hiện, đánh giá thí nghiệm.
  • Chăm chỉ trong các nhiệm vụ học tập thực hiện, quan sát, ghi chép.
  • Trung thực trong ghi chép các thông tin khi thực hiện thí nghiệm.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá, phiếu hướng dẫn gieo hạt đậu, nhật kí trồng cây.

- Dụng cụ/vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh:

STT Dụng cụ/vật liệu Số lượng Hình ảnh minh họa

Hoạt động thiết kế và chế tạo trồng cây trong vỏ trứng (Học sinh lựa chọn sử dụng tùy theo ý tưởng)

1 Đất trồng cây 300g/nhóm
2 Thìa đong 1 chiếc/nhóm
3 Bút lông màu 1 hộp/nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh

- Mỗi nhóm (4-5 học sinh) tự chuẩn bị một số dụng cụ/vật liệu như sau:

STT Dụng cụ/vật liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Hạt đậu (đậu xanh hoặc đậu đen) 10 hạt /học sinh
2 Các loại hạt giống khác (lúa, rau cải, cà chua,…) 1 túi/nhóm
3 Vỏ trứng gà/vịt (còn tương đối nguyên vẹn) 2 cái/học sinh
4 Nắp chai nước suối 2 cái/học sinh

- Thực hiện gieo hạt đậu thành cây trước 1 tuần theo hướng dẫn, mỗi học sinh gieo 10 hạt đậu để được ít nhất 6 cây đậu để thực hiện thí nghiệm.

- Hoàn thành nhật kí trồng cây.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động chuẩn bị trước khi thực hiện chủ đề:

- Trước bài dạy 1 tuần, học sinh được hướng dẫn gieo hạt và chuẩn bị nguyên, vật liệu cho bài học theo Nhật kí trồng cây.

- Trước khi bắt đầu bài học, học sinh kiểm tra vật liệu đã chuẩn bị.

1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)

a) Khởi động

- Học sinh lắng nghe tình huống: “Nam và Lan là hai người bạn rất thân. Lan rất yêu thực vật, nhưng hiện nay Lan đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà rất nhỏ, không có không gian để trồng cây. Sắp đến sinh nhật Lan, Nam muốn tặng bạn mình một món quà ngộ nghĩnh vừa để trang trí trên bàn học, vừa để Lan có thể thoả niềm yêu thích đối với thực vật của mình. Các em hãy cùng nhau giúp Nam nhé.”

- Học sinh quan sát hình ảnh của những cây con được trồng trong các quả trứng đồng thời tiếp nhận nhiệm vụ mới cho bài học là cùng gieo hạt và trồng cây trong các quả trứng và trang trí các quả trứng để làm quà tặng.

b) Giao nhiệm vụ

- Học sinh ghi nhận nhiệm vụ cần thực hiện với các yêu cầu cụ thể vào vở:

    + Gieo hạt và trồng được ít nhất 3 loại cây khác nhau.

    + Các cây con mọc đều đặn, chiều cao tối thiểu 3 cm và lá xanh tốt.

    + Các quả trứng được trang trí ngộ nghĩnh, với màu sắc hài hoà, bắt mắt.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)

* Khám phá

- Giáo viên nêu vấn đề qua đoạn clip: Nhờ đâu hạt mọc thành cây?

- Một số học sinh được mời ngẫu nhiên để trình bày ý kiến. Giáo viên ghi lại ý chính của các ý kiến lên bảng.

- Giáo viên tổng kết các ý kiến của học sinh.

- Học sinh được chia nhóm bằng các thẻ màu và di chuyển về nhóm mới, đặt tên nhóm, lựa chọn biểu ngữ của nhóm, bầu nhóm trưởng.

- Học sinh nhận Phiếu học tập 1 và được yêu cầu làm việc nhóm, thực hiện các yêu cầu sau:

    + Tách hạt đậu đã được ngâm nước 3-4 ngày và quan sát

    + Chú thích các bộ phận của hạt vào Phiếu học tập.

    + Thực hiện thí nghiệm gieo hạt đậu, quan sát, đo chiều cao và ghi chép lại màu sắc của cây, lá cây trong vòng 1 tuần vào Nhật kí trồng cây.

* Giải thích

- 1-2 nhóm học sinh được mời ngẫu nhiên để trình bày các thành phần cấu tạo của hạt đã quan sát được và vai trò của từng thành phần.

- Giáo viên tổng kết ý kiến, đưa ra cấu tạo của hạt (gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng). Các nhóm so sánh, rút ra kết quả.

- Các nhóm học sinh trình bày về nhật kí trồng cây để đưa ra các điều kiện để hạt nảy mầm cũng như quá trình nảy mầm của hạt

- Học sinh được giáo viên chốt các kiến thức trọng tâm sau:

    + Điều kiện để hạt nảy mầm gồm có: đất tốt, đủ độ ẩm, nhiệt độ phù hợp, hạt giống tốt.

    + Quá trình nảy mầm của hạt diễn ra qua các giai đoạn như sau:

3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)

a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp

- Học sinh được chia thành các nhóm 4-5 học sinh/nhóm bằng cách chọn thẻ màu hoặc đếm số. Học sinh di chuyển về nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí và báo cáo số lượng vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị.

- Học sinh nhận Phiếu học tập 2 và được giáo viên gợi ý thực hiện việc trồng cây trong quả trứng.

- 1 – 2 học sinh được mời để nêu ý kiến của mình về việc trồng cây trong quả trứng (có thể là cách trồng, cách chuẩn bị, cách lựa hạt giống ….).

- Học sinh làm việc nhóm để phác thảo bản vẽ ý tưởng của nhóm.

- Giáo viên đưa tiêu chí cho các nhóm: về việc trồng cây thì cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố để hạt phát triển, có tính thẩm mĩ, sử dụng vật liệu tiết kiệm,…

- Học sinh trình bày các ý tưởng, đưa ra lựa chọn tối ưu.

Lưu ý: Do hạn chế về thời gian để tất cả các nhóm có thể trình bày được ý tưởng thiết kế, giáo viên góp ý, hỗ trợ điều chỉnh cho các nhóm học sinh có khó khăn hoặc sai lầm trong quá trình thực hiện.

- Giáo viên tổng kết ý tưởng của các nhóm và nhấn mạnh các bước thực hiện quan trọng.

- Học sinh có thể hoàn thiện thiết kế trồng cây trong vỏ trứng của nhóm và ghi lại các thay đổi về thiết kế so với ý tưởng ban đầu, giải thích lí do vì sao thay đổi thiết kế.

b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

- Học sinh thực hiện các ý tưởng của nhóm, tiến hành trồng cây trong quả trứng và trang trí.

- Giáo viên theo dõi quá trình học sinh thực hiện để nhắc nhở và hỗ trợ khi cần thiết.

- Học sinh dựa trên các tiêu chí trong phiếu đánh giá sản phẩm (do giáo viên cung cấp) để tự đánh giá sản phẩm do nhóm chế tạo.

c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

- Học sinh trình bày và nhận xét kết quả của nhóm bạn. Giáo viên đặt câu hỏi làm rõ các tình huống khác biệt giữa các nhóm (nếu có) và giúp học sinh giải thích.

- Dựa trên ý kiến góp ý của giáo viên và các bạn, các nhóm tiến hành cải thiện sản phẩm.

- Giáo viên cho học sinh bình chọn những sản phẩm yêu thích, đáp ứng các tiêu chí đề ra.

IV. Phụ lục

1. Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHÁM PHÁ CẤU TẠO CỦA HẠT

VÀ QUÁ TRÌNH NẢY MẦM, LỚN LÊN CỦA CÂY CON

1. Chú thích các bộ phận của hạt gồm: vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ vào hình bên dưới.

2. Tiến hành thí nghiệm trồng cây và ghi chép nhật kí trồng cây trong 1 tuần.

Ngày Cây của bạn có sự thay đổi gì (về chiều cao, màu sắc của cây, màu sắc lá cây)? Bạn đã chăm sóc cây như thế nào?
1
2
3
4
5
6
7

HÌNH ẢNH SỰ THAY ĐỔI CỦA CÂY BẠN TRỒNG

Ngày: ……………………………… Ngày: ……………………………… Ngày: ………………………………
Ngày: ……………………………… Ngày: ……………………………… Ngày: ………………………………

3. Để hạt nảy mầm tốt cần có các điều kiện gì? Vì sao?

4. Chú thích tên một số giai đoạn trong quá trình nảy mầm của hạt và quá trình phát triển của cây con mọc lên từ hạt

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

EM SẼ TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG NHƯ THẾ NÀO?

- Em cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ gì để tiến hành trồng cây?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Em có ý tưởng trang trí vỏ trứng như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Sau khi gieo hạt, em sẽ làm gì để hạt nảy mầm và phát triển?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG

1. Gợi ý trang trí vỏ trứng:

2. Gợi ý chuẩn bị nguyên vật liệu và gieo hạt:

+ Chuẩn bị đất và vỏ trứng để gieo hạt: Đất cần được làm nhỏ, tơi xốp bằng cách dùng xẻng nhỏ trồng cây hoặc dụng cụ tương tự đập/xáo cho nhỏ; vỏ trứng rỗng cần được làm sạch và để ráo. Dùng kim chọc một lỗ ở đáy vỏ trứng để giúp nước thoát ra ngoài và đảm bảo rễ cây con không bị úng nước.
+ Cho đất vào hơn 1/2 vỏ trứng.
+ Ấn nhẹ từng hạt giống vào giữa phần đất, tráng ấn sâu sát đáy vỏ trứng. Nếu đất khô, có thể dùng bình xịt phun sương để làm đất ẩm. Để vào nơi thoáng, mát, có ánh sáng.
+ Mỗi ngày tưới từ 2 đến 3 lần, mỗi lần một ít nước sao cho đất luôn ẩm.

2. Phiếu đánh giá

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG VÀ BÀI THUYẾT TRÌNH

Đánh dấu [x] vào mức độ đạt được của sản phẩm ở mỗi tiêu chí.

Nội dung Các mức độ
Cách gieo hạt
Hạt nảy mầm
Cây con phát triển
Cây trưởng thành
Hoàn thành Nhật kí học tập
Kết luận đúng
Trang trí vỏ trứng

3. Sản phẩm minh họa