BÀI HỌC STEM: THƯỚC TÁCH GỘP

Môn học chủ đạo: Môn Toán

Thời lượng: 2 tiết

Thời điểm tổ chức

Thời điểm tổ chức: Khi chủ đề Số tự nhiên trong phạm vi 10 (môn Toán)

Mô tả bài học:
  • Nội dung môn Toán có yêu cầu cần đạt liên quan đến như sau:

    – Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.

  • Để đạt được yêu cầu này, trong bài học STEM “Thước tách gộp”, học sinh sẽ tạo một chiếc thước trượt đặc biệt có thể sử dụng để xác định được ngay tất cả các cặp số do 1 số trong phạm vi 10 được tách thành cặp số đó.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
Môn học chủ đạo

Toán

  • Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
Môn học tích hợp

Mĩ thuật

  • Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D (Đồ dùng học tập).
  • Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.
  • Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.
I. Yêu cầu cần đạt
  • Đọc và viết được các số trong phạm vi 10.
  • Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra thước tách gộp.
  • Chia sẻ được ý định sử dụng thước tách gộp là dùng để tách được 1 số bất kì trong phạm vi 10 thành hai số khác, cũng như từ đó gộp được hai số này thành số ban đầu và cách bảo quản đồ dùng học tập này.
  • Tạo được sản phẩm từ vật liệu bìa cứng phẳng.
  • Nêu được tên một số công cụ (kéo, thước, bút,…), vật liệu (giấy bìa cứng, thanh dẹt thẳng, băng keo,…) để thực hành làm thước tách gộp.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về thước tách gộp.
  • Hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện sản phẩm.
  • Chăm chỉ, chú ý khi quan sát và thực hiện sản phẩm.
  • Có trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công trong nhóm, tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý hoặc điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của giáo viên
  • + Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
  • + Một mẫu sản phẩm thước tách gộp do giáo viên làm sẵn.
  • + Học liệu số mô phỏng thước tách gộp: https://www.geogebra.org/m/syrymjkc
  • Ảnh minh họa
    Hình 3.25. Học liệu số minh họa thước tách gộp
  • + Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh:
STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Phiếu thiết kế sẵn theo mẫu 1 bộ/ nhóm
2 Sticker hình tròn ghi sẵn các số từ 1 đến 10 2 bộ/ nhóm
3 Dây thun nhỏ 10 sợi/ nhóm
4 Phiếu học tập 1 phiếu/ HS

2. Chuẩn bị của học sinh

  • Giao cho mỗi nhóm (4 học sinh) tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Keo dán 1

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)

a) Đặt vấn đề

  • Giáo viên cho học sinh cùng nghe bài hát đếm các số từ 1 đến 10 ở link sau và làm động tác xòe số ngón tay tương ứng với số nghe được: https://youtu.be/NCtTqlrK9aE
  • Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tách số 5 thành hai số qua hoạt động với Phiếu học tập 1.
  • Giáo viên chốt lại kiến thức: cặp số ứng với 1 cột trong bảng ở Phiếu học tập 1 là do số 5 tách thành hai số này và đề nghị học sinh kể ra tất cả các cặp số do số 5 được tách thành. Giáo viên cho học sinh biết bảng thu được sau khi thực hành giúp chúng ta kể được ngay các cặp số do số 5 tách thành, đó là 1 và 4; 2 và 3; 3 và 2; 4 và 1.
  • Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét về thứ tự các số trong từng dòng của bảng kết quả và chỉ ra sự khác biệt giữa hai dòng.
  • Giáo viên dẫn đắt để học sinh thấy được rằng nếu muốn tách số 6 thành 2 số thì cần làm lại bài thực hành với số sợi thun là 6. Tương tự cho số 7, 8, 9, 10 hoặc 4, 3, 2,… và như vậy cần có nhiều bảng.
  • Từ đây, giáo viên đặt vấn đề là cần làm làm thế nào để có thể kể ngay tất cả các cặp số do 1 số trong phạm vi 10 được tách thành mà không cần có nhiều bảng như vậy, tức là không cần thực hành với các sợi dây thun.

b) Quan sát học liệu số, nhận nhiệm vụ

  • Giáo viên cho học sinh xem học liệu số “Làm thước tách gộp” (link: https://www.geogebra.org/m/syrymjkc) để học sinh biết được thước tách gộp dùng như thế nào và có thể thay thế cho nhiều bảng riêng biệt và giúp nhanh chóng chỉ ra kết quả tách một số trong phạm vi 10.
  • Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh thiết kế thước tách gộp với các yêu cầu sau:
      (1) Thước có hai phần di chuyển được để chọn một số trong phạm vi 10 muốn tách thành hai số.

      (2)Thước dễ sử dụng, các số viết rõ và đẹp.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)

3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng

a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp

  • Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 - 6 Học sinh/ nhóm).
  • Giáo viên cho học sinh khám phá vật liệu rồi giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm và ghi vào Phiếu học tập 2 với câu hỏi định hướng như sau:
    + Phần ở trên sẽ ghi những số nào? Theo thứ tự ra sao?
    + Phần ở dưới sẽ ghi những số nào? Theo thứ tự ra sao?
  • Hình 3.26. Hai phần của thước tách gộp
  • Sau khi các nhóm hoàn thành Phiếu học tập 2, giáo viên mời đại diện một nhóm học sinh chia sẻ về kết quả làm việc của nhóm mình.
  • Các nhóm còn lại lắng nghe và có thể đặt thêm câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
  • Giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi gợi ý nếu học sinh chưa biết cách làm hoặc giải đáp thắc mắc.
  • Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hành với yêu cầu: các thành viên trong nhóm phân chia nhiệm vụ, ghi vào Phiếu học tập 2 và thực hành làm thước tách gộp.

b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

  • Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên: viết số, viết chữ, xếp giấy bìa làm rãnh trượt cho thanh di chuyển,…
  • Học sinh làm sản phẩm theo nhóm, giáo viên quan sát, hỗ trợ, ghi nhận tinh thần làm việc của nhóm.
  • Học sinh thử nghiệm di chuyển một trong hai thanh để chọn số cần tách và đọc lên các cặp số do số này tách thành.

c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

  • Giáo viên tổ chức cho các nhóm cử đại diện lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình, nói cách sử dụng, biểu diễn sử dụng thước để tách một số bất kì do (giáo viên hoặc lớp chỉ định) thành hai số.
  • Học sinh quan sát sản phẩm của nhóm bạn rồi nêu nhận xét, bình chọn nhóm có thước tách gộp đẹp, dễ sử dụng nhất.
  • Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

IV. Phụ lục

1. Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP 1

1. Thực hành (theo nhóm)

- Từ 5 sợi dây thun được phát cho nhóm, hãy đặt 1 sợi dây thun vào ô bên trên, số còn lại đặt vào ô bên dưới sau đó viết số sợi dây thun vào hai dòng bảng sau.
- Lấy 1 sợi ở ô bên dưới bỏ vào ô bên trên, sau đó viết số sợi dây thun vào bảng.
- Tiếp tục cho đến khi ô bên dưới chỉ còn 1 sợi dây thun.
Trên 1
Dưới 4

2. Quan sát và kết luận

- Đọc các số ở dòng đầu tiên trong bảng trên và nêu nhận xét về thứ tự các số này.

......................................................................................................................................................

- Đọc các số ở dòng dưới trong bảng trên và nêu nhận xét về thứ tự các số này.

.......................................................................................................................................................

PHIẾU HỌC TẬP 2

1. Thực hành (theo nhóm)

- Viết số vào mỗi ô tròn ở mỗi thanh cho phù hợp

- Viết chữ “Số” bên dưới mũi tên

2. Phân công

Thành viên Nhiệm vụ
Bạn ............................ sẽ
Bạn ............................ sẽ
Bạn ............................ sẽ
Bạn ............................ sẽ
Bạn ............................ sẽ
2. Phiếu đánh giá
STT Tiêu chí Không
1 Thước có hai phần tương ứng để chọn một số trong phạm vi 10 muốn tách thành hai số.
2 Thước dễ sử dụng, các số viết rõ và đẹp.

3. Sản phẩm minh họa