Chủ đề STEM: Mô hình các bộ phận của cây
Môn học chủ đạo: Tự nhiên và xã hội

Thời lượng: 2 tiết

Thời điểm tổ chức

Sau khi học sinh đã học về các bộ phận của cây.

Mô tả chủ đề:
  • Chủ đề tạo điều kiện cho học sinh được thực hành làm mô hình các bộ phận của cây, từ đó sử dụng mô hình để trình bày tên một số bộ phận của thực vật và chức năng của các bộ phận đó.
Nội dung tích hợp trong bài học
Môn học tích hợp

Tự nhiên và Xã hội

  • Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên một số bộ phận của thực vật
  • Trình bày được chức năng của các bộ phận đó.

Mĩ thuật

  • Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.
  • Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

Công nghệ

  • Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu.
  • Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách, an toàn.
  • Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.
I. Mục tiêu

- Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên một số bộ phận của thực vật và trình bày được chức năng của các bộ phận đó.

-Nêu được ví dụ về việc sử dụng thực vật trong đời sống hằng ngày và liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật của gia đình và cộng đồng địa phương.

- Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật hợp lí.

-Lựa chọn và sử dụng được các nguyên liệu và dụng cụ để làm mô hình đúng cách, an toàn. Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản và chế tạo được mô hình 2D-3D về các bộ phận của cây.

-Thể hiện được hình ảnh và chú thích các bộ phận của cây ở sản phẩm và trình bày được tên gọi và chức năng của các bộ phận bằng mô hình đã chế tạo.

- Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý và đưa ra các kết luận hay điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.

- Các video hướng dẫn học sinh chế tạo mô hình.

- Các nguyên vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh):

STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Sơ đồ đã đầy đủ bộ phận 1 cái
2 Hình ảnh các bộ phận của cây 1 bộ

2. Chuẩn bị của học sinh

- Giao cho mỗi nhóm (4 học sinh) tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:

STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Giấy A4 trắng, màu 1
2 Giấy bìa cứng 1
3 Que gỗ, tre 5
4 Màu nước, cọ vẽ 1
5 Bút lông màu 1
6 Kéo cắt 1
7 Bút chì 1
8 Thước kẻ 1
9 Keo hai mặt 1

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)

a) Khởi động

- Giáo viên tổ chức trò chơi giữa các nhóm: sắp xếp hình ảnh nhận được vào các nhóm bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa và quả (Phụ lục) .

- Giáo viên giới thiệu luật chơi:

- Học sinh thảo luận theo nhóm và tham gia hoạt động phân loại các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa và quả.

- Giáo viên tổng kết trò chơi: Đội có nhiều đáp án đúng trong thời gian ngắn nhất là đội giành chiến thắng.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức về các bộ phận của cây và đặt thêm câu hỏi cộng điểm nhóm: Hãy nêu các chức năng và công dụng của mỗi bộ phận của cây.

- Giáo viên giới thiệu về hoạt động trải nghiệm làm “Mô hình bộ phận của cây” vận dụng kiến thức về các bộ phận của cây và giới thiệu về chức năng của mỗi bộ phận.

b) Giao nhiệm vụ

- Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ cho học sinh là thiết kế và chế tạo mô hình các bộ phận của cây với các tiêu chí:

  • (1) Mô hình minh hoạ vị trí thường gặp của các bộ phận thực vật
  • (2) Mô hình được làm bằng giấy.
  • (3) Mô hình có thể đứng vững trên mặt phẳng.
  • (4) Các bộ phận của cây có màu sắc và thiết kế bằng chất liệu phù hợp.

Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)

a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh sử dụng các nguyên vật liệu giáo viên cung cấp và các dụng cụ đã được giao chuẩn bị sẵn để xây dựng kế hoạch, thực hiện chế tạo mô hình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để phác thảo mô hình các bộ phận của cây.

Một số câu hỏi gợi ý:

  • 1. Cây gồm những bộ phận gì?
  • 2. Hình dạng của mỗi bộ phận như thế nào?
  • 3. Kích thước của mỗi bộ phận như thế nào trong mô hình của em?

Lưu ý:

+ Trong trường hợp học sinh không có nhiều ý tưởng thiết kế, giáo viên có thể cho học sinh xem video và hoàn thành phiếu học tập số 1. Học sinh thảo luận để sắp xếp lại cho đúng thứ tự các bước thực hiện mô hình đã bị xáo trộn, đồng thời điền thông tin về tên và chức năng của mỗi bộ phận để chú thích đính kèm cho mô hình.

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh trả lời và ghi lại kết quả đúng lên bảng và bổ sung các lưu ý khi học sinh thực hiện các bước của quy trình:

  • + Khi mô tả các bộ phận của cây cần lưu ý làm nổi bật các đặc điểm, hình dạng của từng bộ phận.
  • + Đính kèm đặc điểm quan trọng hoặc chức năng theo mỗi bộ phận.

- Giáo viên tiếp tục tổ chức cho các nhóm thảo luận xác định các nguyên vật liệu cần sử dụng trong từng bước thực hiện mô hình và điền vào hình vẽ vị trí các chi tiết trong mô hình vào phiếu học tập số 2.

b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm sử dụng nguyên vật liệu giáo viên cung cấp và các nguyên vật liệu đã chuẩn bị để tiến hành thực hiện mô hình theo các bước đã thống nhất ở hoạt động trên. Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm học sinh khi cần thiết.

- Sau khi hoàn thành, các nhóm học sinh kiểm tra lại vị trí các bộ phận trong mô hình, kiểm tra về chức năng các bộ phận đã chính xác chưa.

c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm thực hiện các hoạt động sau:

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm và giải thích hiện tượng (mỗi nhóm cử 1 học sinh báo cáo/thuyết trình về mô hình trong thời gian 3 phút).

- Học sinh lắng nghe và nhận xét kết quả của nhóm bạn. Giáo viên kết hợp đặt câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức học sinh:

  • + Em hãy chỉ ra các bộ phận thường có của cây trong mô hình trên?
  • + Em hãy nêu vai trò mỗi các bộ phận của cây?

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm đánh giá sản phẩm theo Phiếu đánh giá số 1 và số

- Giáo viên đánh giá kĩ năng và kết quả hoạt động nhóm theo Phiếu đánh giá số 3.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra kết luận và tổng hợp kết quả đánh giá của từng nhóm thông qua thông tin từ các phiếu đánh giá.

- Giáo viên tổng kết, nhắc lại kiến thức đã được học trong bài bằng sơ đồ tư duy.

IV. Phụ lục

1. Bộ hình ảnh các bộ phận của cây và chức năng của các bộ phận (dành cho hoạt động Khởi động)

Rễ:

Lá:

Thân cây:

Quả:

Hoa:

* Các thông tin về đặc điểm và chức năng của các bộ phận:

Bộ phận Đặc điểm Chức năng và công dụng
Rễ cây
  • + Hai loại rễ chính là rễ chùm và rễ cọc. Ngoài ra ở một số loài thực vật còn có các rễ phụ (cây đa, cây si, trầu không, …) và 1 số loài có rễ phình to ra thành củ (cà rốt, củ cải đường, củ đậu, …)
  • + Rễ hút nước và muối khoáng trong đất để nuôi cây
  • + Rễ giúp cây bám chặt vào đất, giữ cho cây không bị đổ.
  • + Rễ của một số loài cây được dùng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, làm đồ mỹ nghệ, làm cảnh,…
Thân cây
  • + Các cây thường có thân đứng, một số cây có thân leo hoặc thân bò.
  • + Các cây thường có thân đứng, một số cây có thân leo hoặc thân bò.
  • + Cây su hào có thân phình to thành củ.
  • + Thân cây vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
  • + Thân cây có công dụng làm thức ăn cho người và động vật, làm các đồ dùng trong gia đình,…
Lá cây
  • + Lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • + Lá cây thường có màu xanh lục, một số loại cây có lá màu vàng, đỏ.
  • + Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp.
Hoa
  • + Mỗi bông hoa thường có cuống, đài, cánh và nhị.
  • + Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Các hoa thường khác nhau về màu sắc và hình dạng và mùi hương
Quả
  • + Các loại quả khác nhau về kích thước, màu sắc, hình dạng và mùi vị.
  • + Mỗi quả thường có vỏ, thịt và hạt
  • + Khi gặp điều kiện thuận lợi, hạt sẽ mọc thành cây mới.
  • + Quả là thức ăn cho nhiều loài

2. Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Em hãy điền số thứ tự đúng cho các bước thực hiện sau đây để có thể chế tạo mô hình minh họa các bộ phận của cây:

a. Kiểm tra lại mô hình cây của nhóm mình
b. Vẽ cây gồm các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả lên giấy
c. Viết tên và chức năng, dán chúng vào đúng bộ phận
d. Tô màu cho cây vừa vẽ
g. Dán bức vẽ lên một tấm bìa cứng hơn và cắt theo nét vẽ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Bước Câu hỏi Trả lời
1 Em cần dùng vật liệu gì để làm các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả?
2 Em dùng màu gì để tô cho các bộ phận của cây?
3 Làm cách nào để mô hình có thể dựng đứng?
4 Em sẽ làm bảng tên và chức năng của các bộ phận bằng vật liệu gì?
5 Làm thế nào để gắn các thông tin về tên và chức năng của các bộ phận lên mô hình?

Em hãy điền các thông tin chú thích cho mô hình:

STT Tên bộ phận của cây Chức năng/ Đặc điểm
1
2
3
4
5

Mô hình cây:

3. Phiếu đánh giá

Phiếu đánh giá số 1

Phiếu đánh giá số 2

4. Sản phẩm minh họa