Chủ đề STEM: Làm máy bắn đá mini
Thời lượng: 2 tiết
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
Toán học
- Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đo góc
- Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60° ; 90° ; 120°; 180°.
Công nghệ
- Làm đồ chơi.
- Sử dụng nguyên liệu tái chế.
Mỹ thuật
- Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình.
- Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D.
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đo góc.
- Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60° ; 90° ; 120° ; 180°.
- Sử dụng màu sắc trang trí máy bắn đá.
- Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thiết kế và thực hiện làm máy bắn đá, tự đánh giá.
- Tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý và đưa ra các kết luận hay điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ, cẩn thận trong thực hiện làm sản phẩm, quan sát, ghi chép, đo đạc.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị của GV:
Que kem bằng gỗ, dây chun, thìa nhựa/nắp chai, kẹo dẻo hoặc đầu tẩy bút chì, bông, đất nặn.
Chuẩn bị 2 máy bắn đá có góc khác nhau và đều có hình dạng như hình bên dưới và các vật bắn bằng nguyên liệu khác nhau (đất nặn, bông, kẹo xốp).
Chuẩn bị của HS:
Thước đo góc, bút, màu, kéo, keo dán,
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ, thành lập nhóm (tiết 1-10 phút)
- GV đưa ra 2 máy bắn đá mini có hình dạng như hình vẽ (có góc khác nhau), giới thiệu với HS máy bắn đá đơn giản và các loại đá bắn. GV thử bắn đá và giải thích tại sao đá bắn được.
- Yêu cầu HS quan sát tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 2 máy bắn đá và các viên đạn, dự đoán máy bắn đá nào/loại đạn nào bắn xa hơn?
- HS quan sát và so sánh, nêu 1 số điểm khác nhau và đưa ra dự đoán. GV ghi lại các điểm giống, khác nhau, dự đoán của HS. Trong đó cần hỗ trợ (nếu cần) để chỉ ra được điểm khác nhau về góc và khối lượng của các loại đá bắn, đó là sự khác nhau dẫn đến khả năng bắn xa khác nhau.
- GV đặt vấn đề thi thiết kế vào làm máy bắn đá đơn giản bằng que kem sao cho bắn được xa nhất để tham gia cuộc thi “Siêu thủ bắn đá”. GV chiếu chốt lại nhiệm vụ và các yêu cầu với sản phẩm, dành thời gian cho HS đặt câu hỏi về cách làm và các yêu cầu với sản phẩm.
Nhiệm vụ: Thiết kế làm máy bắn đá bắn xa bằng que kem để dự thi từ các nguyên liệu cho sẵn: que kem bằng gỗ, dây chun, nắp chai nhựa, súng bắn keo, kẹo gôm, cục bông gòn, đất nặn.
Yêu cầu với sản phẩm:
- 1. Làm bằng que kem, có hình dạng chữ V tương tự như hình
- 2. Góc chữ V phù hợp để bắn đá xa nhất, giải thích được cách xác được
góc đó.
- 3. Chọn loại đá bắn phù hợp để bắn xa nhất, giải thích được cách chọn
loại đá bắn đó.
- 4. Đá bắn xa được tối thiểu 5m.
- 5. Máy bắn đá chắc chắn, trang trí đẹp.
- GV chia lớp thành các nhóm có 5 người. Các nhóm thảo luận bầu nhóm trưởng, thư kí, đặt tên nhóm và khẩu hiện của nhóm.
HS thực hiện bầu cơ cấu tổ chức theo yêu cầu, ghi lại danh sách nhóm và phân công chức vụ, tên nhóm vào giấy nộp cho GV (phiếu ghi thành viên và tổ chức nhóm xem phụ lục 2).
2. Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
Hoạt động 2.1. Khám phá kiến thức (tiết 1-15 phút)
GV đặt vấn đề yếu tố nào ảnh hưởng đến độ xa của đá bắn? nhắc lại dự đoán ban đầu của HS để chỉ ra được 2 yếu tố ảnh hưởng là góc của máy bắn và độ nặng của đạn bắn. Từ đó dẫn dắt HS tìm hiểu về góc, đo dộ của góc làm cơ sở thiết kế máy bắn đá.
GV phát phiếu học tập số 1 có hình ảnh 1 số góc tù, nhọn, vuông, bẹt hướng dẫn HS cách đo độ của góc, sau đó yêu cầu HS thực hành đo độ của các góc đã cho theo nhóm, ghi lại kết quả và trả lời câu hỏi theo phiếu học tập.
Thực hiện làm máy bắn đá, bắn thử và đánh giá, điều chỉnh (ở nhà)
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu gợi ý lên ý tưởng khảo sát góc để bắn xa nhất.
- HS thực hiện thảo luận nhóm theo hướng dẫn. GV quan sát các nhóm, hỗ trợ, góp ý, nhắc ghi chép theo yêu cầu. GV có thể gợi ý cho các nhóm các góc trong khoảng từ 200 đến 800, ví dụ 20, 50, 70,... GV đến từng nhóm quan sát các nội dung đề xuất, chú ý gợi ý cho hs dùng kẹo xốp hoặc đầu tẩy bút chì để thử nghiệm góc.
- Sau khi làm việc nhóm HS được 1 bản đề xuất các góc thử nghiệm để chọn.
Hoạt động 2.2. Lên ý tưởng khảo sát góc máy bắn (tiết 1-10 phút)
HS xem video/hướng dẫn làm máy bắn đá và làm thử nghiệm ở nhà theo 3 góc đã lựa chọn trong thảo luận nhóm, ghi lại kết quả thử nghiệm với từng góc. Chú ý với mỗi góc HS cần thử nghiệm nhiều lần để quen tay, kết quả bắn với từng góc ở các lần đều nhau mới ghi lại kết quả theo mẫu gợi ý.
Khi làm máy bắn đá các góc thực tế sẽ có thể chỉ gần bằng góc dự kiến (lệch vài độ) nên chú ý phải đo kiểm tra góc và điều chỉnh thêm bớt các thanh ngang cho được gần bằng số đo của góc lựa chọn trong hoạt động 2.2. Ghi lại số đo góc thực làm và độ xa của đá bán đi với từng góc.
Hoạt động 3: Hoàn thiện, báo cáo sản phẩm, đánh giá (tiết 3)
Hoạt động 3.1: Hoàn thiện sản phẩm (10 phút)
Các nhóm chia sẻ kết quả các góc đã làm thử nghiệm, rút ra kết luận phương án nào bắn xa nhất và thống nhất nhóm làm sản phẩm theo phương án đó. Bắn thử lại nhiều lần để đảm bảo kết quả bắn khi thi. Đối chiếu lại các yêu cầu với sản phẩm để điều chỉnh, bổ sung nếu cần.
Hoạt động 3.2: Thi bắn đá và đánh giá (15 phút)
Đại diện HS các nhóm tham gia bắn đá, thực hiện bắn đồng loạt các đội vè đo kết quả. GV bầu ban thư kí, mỗi đội lấy 1 người để ghi lại kết quả các lần bắn. GV phân công đánh giá chéo: 1 nhóm xem tất các các nhóm còn lại và chấm điểm theo phiếu (xem phụ lục 4, GV chấm điểm cho tất cả các nhóm. ), cộng điểm tổng cho từng nhóm.
Hoạt động 3.3: Công bố kết quả đánh giá, nhận xét tổng kết chung (10 phút)
GV tổng kết, công bố điểm chấm của từng nhóm, mời nhóm được chấm điểm cao và thấp nhất chia sẻ, giải thích cách làm để TN thành công, còn lại GV nhận xét chung, có chú ý có các nhận xét riêng cho từng nhóm để ghi nhận và góp ý.
GV nhận xét tinh thần làm việc, tổng kết, đánh giá các sản phẩm, ghi nhận sự tích cực, sáng tạo, sản phẩm tốt, nhắc/góp ý về cách làm việc nhóm, đánh giá. GV có thể gợi ý HS tự thiết kế bàn cờ theo các kích thước và trang trí, tô màu theo ý bằng cách tự đặt kích thước cho các từng phần của bàn cờ sao cho phù hợp với quân cờ, trí trí, tô màu,…
IV. Phụ lục
1. Nhiệm vụ và danh sách nhóm
NHIỆM VỤ VÀ DANH SÁCH NHÓM
Nhiệm vụ: ..........................
Tiêu chí đánh giá: .....................
DANH SÁCH NHÓM
Tên nhóm: ............
Sologan của nhóm: ............
STT | Tên thành viên | Chức vụ |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 | ||
6 |
2. Phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
KHÁM PHÁ CÁC LOẠI GÓC VÀ CÁC ĐO ĐỘ CỦA GÓC
1. Các thành viên trong nhóm tự dùng eke đo độ của các góc sau và ghi lại:
2. Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên chia sẻ kết quả với các thành viên khác trong nhóm, thống nhất độ của từng góc (nếu kết quả lệch nhau thì cùng đo lại và chốt kết quả)
3. Cho biết góc 1,5 được gọi là góc tù, góc 2 là góc vuông, góc 3, 6 là góc nhọn, góc 4 là góc bẹt. Thảo luận nhóm, so sánh độ của các góc đó với 90 từ đó rút ra kết luận thế nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt và góc vuông.
3. Hướng dẫn Thiết kế phương án để thử nghiệm lựa chọn góc bắn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Thiết kế phương án để thử nghiệm lựa chọn góc bắn
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi gợi ý sau để đề xuất các góc sẽ thử nghiệm xác định góc bắn tốt nhất:
1. Góc của máy bắn thuộc loại góc nhọn, tù, bẹt hay vuông?
2. Chọn số đo 3 góc định thử nghiệm em nên chọn các góc khoảng bao nhiêu độ? (chọn các góc có độ khác nhau nhiều)
3. Làm thế nào để thay đổi được góc của máy bắn đá?
4. Khi thử để chọn góc bắn thì loại đạn dùng để thử nghiệm có cần cố định không? Ghi lại các góc lựa chọn để thử nghiệm và phương án thực hiện
Góc bắn lựa chọn (ghi là bao nhiêu độ) | Cách làm thay đổi góc | Loại đá bắn dùng thử nghiệm |
4. Hướng dẫn làm máy bắn đá
PHIẾU HƯỚNG DẪN LÀM MÁY BẮN ĐÁ
Nguyên liệu: 15 Que kem - 1 Nắp chai nhựa - 5 Dây thun cao su, đường kính 3,8 cm - 1 Súng bắn keo và keo nến - 1 Thước đo góc - 1 Bút chì - Các mẩu giấy vụn đã được vo tròn/kẹo xốp.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thiết kế máy bắn đá: Vẽ hình ảnh máy bắn đá mini theo hình ảnh gợi ý, ghi chú dự kiến mỗi bộ phận dùng nguyên liệu gì số lượng bao nhiêu.
Bước 2: : Làm bệ phóng bằng cách xếp chồng 10 que kem lên nhau và dùng dây thun cao su cột 2 đầu thành 1 khối.
Bước 3: Lấy 2 que kem xếp chồng lên nhau và cột chặt 1 đầu bằng dây thun cao su. - Đánh dấu vị trí 1/3 tính từ đầu cột dây trên 1 que kem (là que ở phía trên sẽ gắn nắp chai) - Tách nhẹ que kem được đánh dấu từ ở đầu không cột chặt và đưa bệ phóng đã làm ở bước 2 vào đến vị trí đã đánh dấu. 2que kem được tách thành 1 góc nhọn.
Bước 4: Dùng eke đo góc nhọn xem đã được 45 độ chưa, nếu chưa thì điều chỉnh lại bằng cách thêm hoặc bớt số que kem vào bệ phóng. Sau khi đo đúng độ của góc thì có thể dùng dây thun cao su cột que kem phía dưới với bệ phóng cho chắc chắn.
Bước 5: Dùng súng bắn keo để dán nắp chai lên đầu cao của que kem hướng lên trên (đã đánh dấu ở bước 2) nhưng cần cách đầu que khoảng 1cm (vị trí đặt ngón tay thực hiện thao tác bắn đá).
Bước 6: Thử bắn bằng cách đặt mẩu giấy đã vo tròn lên nắp chai và chơi thử bằng cách đặt 1 ngón tay vào vị trí xác định ở bước 4 và ấn nhẹ quan sát độ bắn xa của mẩu giấy. Gợi ý phát triển: có thể trang trí que kem làm máy bắn đá và thử nghiệm với các góc khác nhau, độ năng của viên đã khác nhau,.. để xem phương án nào đã bắn xa nhất.