Chủ đề STEM: Đồng hồ bốn mùa

Môn học chủ đạo: Tự nhiên và xã hội

Thời lượng: 3-4 tiết

Thời điểm tổ chức

Khi dạy nội dung Trái đất và bầu trời (Các mùa trong năm)

Mô tả bài học:

- Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có yêu cầu cần đạt như sau:

  • Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô).
  • Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

- Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “Đồng hồ bốn mùa”, học sinh sẽ hoàn thành một chiếc “đồng hồ” để giới thiệu một số đặc điểm về thời tiết và trang phục của các mùa trong năm.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
Môn học chủ đạo
Môn học tích hợp

Tự nhiên và Xã hội

  • Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô).
  • Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

Mỹ thuật

  • Sử dụng được các màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt trong thực hành sáng tạo.
  • Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán,... trong thực hành, sáng tạo
  • Trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ được cảm nhận về quá trình thực hiện sản phẩm.

Toán

  • Thực hành xem lịch.
  • Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

- Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm.

- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa.

- Thể hiện được đặc trưng của mùa trên sản phẩm.

- Cắt dán, sử dụng màu sắc và hình ảnh liên quan đến các mùa khác nhau trong năm.

- Hợp tác, hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc chung của nhóm.

- Trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong các hoạt động học tập.

- Chăm chỉ, cẩn thận trong việc tạo thành sản phẩm (cắt, dán, tô màu, …).

- Tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến cá nhân khi hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. Đồ dùng dạy học
STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Phiếu thiết kế mẫu 1 tờ
2 kéo 01 cái
3 Sticker : biểu tượng cho thời tiết (3 cái/mùa: mây, nắng, gió, mưa...), mỗi loại quần áo theo mùa 04 cái
4 12 Sticker tên các tháng 01 cái
5 Thanh hồ dán 01 cái
6 Bộ bút màu 01 cái
7 Ghim 01 cái

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)

a) Khởi động

- Học sinh lắng nghe tình huống có vấn đề về lý do cần chọn trang phục phù hợp từ giáo viên.

Gợi ý: “Kỳ nghỉ hè sắp đến, gia đình Nam sẽ cùng nhau đi biển. Hai anh em Nam dọn tủ quần áo để chọn ra những trang phục phù hợp để đi biển. Nam thắc mắc: “Vì sao chúng ta cần nhiều loại quần áo khác nhau?”.

- Học sinh tiến hành suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ theo cặp đôi (dựa trên kỹ thuật “suy nghĩ - chia sẻ - cặp đôi” (think - pair - share). Một vài cặp đôi học sinh sẽ trình bày ý kiến trước lớp.

- Học sinh lắng nghe một số câu hỏi của giáo viên:

  • Trong năm có những mùa nào? Mỗi mùa thời tiết có gì đặc biệt?
  • MTừng mùa khác nhau thì nên mặc quần áo như thế nào? Vì sao?

- Học sinh nêu hiểu biết cũng như những thắc mắc của mình về các mùa trong năm và cách ăn mặc phù hợp với các mùa (dựa trên kĩ thuật KWL).

b) Giao nhiệm vụ

- Học sinh nhận nhiệm vụ thiết kế đồng hồ 4 mùa nhằm nhắc nhở bản thân và mọi người ăn mặc phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Yêu cầu sản phẩm:

  • Đồng hồ được chia làm 4 phần tương ứng với 4 mùa.
  • Mỗi phần có các chi tiết: các tháng, hình ảnh cây cối/ thời tiết đặc trưng, trang phục phù hợp với mùa.
  • Một mũi tên chỉ tháng phù hợp với mùa tại thời điểm hiện tại (vào thời điểm thực hiện chủ đề).

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)

a) Hình thành kiến thức về đặc trưng các mùa

- Các nhóm học sinh quan sát các tranh, ảnh và dự đoán tên các mùa và giải thích về lựa chọn của mình.

- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập 1.

- Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trước lớp.

- Cả lớp cùng thảo luận về đặc điểm của các mùa trong năm.

- Học sinh lắng nghe một số nội dung quan trọng: Trong một năm thường có 4 mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Ở Việt Nam, 4 mùa có thể được thấy rõ nhất ở miền Bắc; ở miền Nam, không thể hiện rõ đặc trưng 4 mùa, thường chia thành mùa khô và mùa mưa.

- Học sinh lắng nghe một số thông tin về những nơi chỉ có mùa khô và mùa mưa, ví dụ như Đăk Lăk.

- Giáo viên có thể mở rộng: “Có phải các nơi trên Trái Đất đều có bốn mùa vào cùng thời gian không?”

- Học sinh lắng nghe thông tin bổ sung: Úc và một số quốc gia ở Nam bán cầu có 4 mùa khác với Việt Nam và các nước ở Bắc bán cầu: Mùa hè từ tháng 12 đến tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đến tháng 5, mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8, mùa xuân từ tháng 9 đến tháng 11.

b) Khám phá trang phục phù hợp với từng mùa

- Học sinh lắng nghe nội dung dẫn dắt: Một năm có các mùa khác nhau, mỗi mùa sẽ có những nét đặc trưng riêng về thời tiết, khí hậu nên trong từng mùa cần lưu ý lựa chọn trang phục thích hợp để đảm bảo sức khỏe khi tham gia các hoạt động.

- Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ 1 hoặc 2 trong Phiếu học tập 2 (có thể cho các nhóm bốc thăm). Sau khi các nhóm hoàn thành, giáo viên gọi một số đại diện chia sẻ kết quả.

- Học sinh quan sát video “Trang phục bốn mùa” (Học liệu số 1) để xác nhận lại thông tin chính xác cho học sinh và tổng kết một số nội dung quan trọng.

3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
- Các nhóm học sinh nhận các nguyên vật liệu giáo viên cung cấp và các dụng cụ đã được giao chuẩn bị (nếu có) để đề xuất phương án làm sản phẩm đồng hồ 4 mùa theo các tiêu chí đánh giá ở Phiếu đánh giá.
Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế

- Các nhóm thảo luận và thể hiện ý tưởng thực hiện sản phẩm vào phiếu.

Bản thiết kế
STT Vật liệu cần dùng Số lượng
Mấu thiết kế dự kiến

- Giáo viên quan sát và hỗ trợ, góp ý cho mẫu thiết kế của các nhóm.

b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

- Các nhóm sử dụng nguyên vật liệu giáo viên cung cấp và các nguyên vật liệu đã chuẩn bị để tiến hành làm sản phẩm theo bản thiết kế nhóm đã điều chỉnh theo góp ý của giáo viên.

- Giáo viên quan sát và kịp thời hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

- Học sinh lắng nghe trình tự báo cáo sản phẩm:

  • Mỗi nhóm giới thiệu sản phẩm trong 3 phút và 2 phút trả lời các câu hỏi
  • Các nhóm bình chọn sản phẩm của nhóm khác thông qua việc dán các sticker. Mỗi học sinh được 4 nhãn và được dán ở các nhóm khác nhau.

- Giáo viên lưu ý học sinh việc bình chọn phải công bằng, chú ý đến tính chính xác và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

- Các nhóm tiến hành báo cáo và bình chọn theo hướng dẫn.

- Học sinh lắng nghe nhận xét chung, giáo viên tổng kết và tuyên dương nhóm được nhiều bình chọn nhất.

- Học sinh quan sát video “Đồng hồ bốn mùa” để chốt lại đặc điểm các mùa trong năm và các trang phục phù hợp với các mùa.

IV. Phụ lục

1. Phiếu học tập

Phiếu học tập 1

Viết tên các mùa và ghép tương ứng với nội dung mô tả về các mùa.

1
2
3
4

    a. Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Đây là mùa nắng và nóng nhất trong năm. Cây kết quả.

    b. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5. Thời tiết trở nên ấm áp hơn. Cây cối bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.

    c. Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết trở nên rất lạnh, một vài nơi có thể có tuyết. Cây cối tạm dừng phát triển.

    d. Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11. Thời tiết dần se lạnh. Một số nơi cây cối sẽ chuyển màu và bắt đầu rụng lá.

Phiếu học tập 2

Các nhóm thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

1. Cắt và trang trí trang phục, đồ dùng tương ứng để trang trí cho hai nhân vật bên dưới phù hợp với mùa trong ô bên dưới.

2. Lựa chọn trang phục phù hợp với mùa thu và mùa đông trong số các trang phục sau:

2. Phiếu đánh giá

2.1 Phiếu đánh giá của giáo viên

Tiêu chí Các mức độ
Chưa đạt Đạt Chưa đạt
Mặt đồng hồ được chia thành 4 phần bằng nhau để minh họa cho các mùa.
Sắp xếp đúng các tháng tương ứng với các mùa.
Có hình ảnh cây cối/thời tiết phù hợp với mùa.
Có các hoạt động và trang phục phù hợp với mùa.
Có mũi tên xác định được tháng phù hợp với mùa tại thời điểm thực hiện.
Trang trí hài hoà, thẩm mỹ, sáng tạo.