Bài học STEM: Cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Môn học chủ đạo: Tự nhiên và xã hội

Thời lượng: 3 tiết

Thời điểm tổ chức

Khi dạy nội dung phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (môn Tự nhiên và Xã hội)

Mô tả bài học:

- Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có yêu cầu cần đạt về phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà như sau:

  • Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, tài sản, ...) do hoả hoạn.
  • Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra; Nhận xét về những cách ứng xử đó.
  • Điều tra, phát hiện được những thứ có thể gây cháy trong nhà và nói với người lớn có biện pháp để phòng cháy.

- Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “Cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà” học sinh sẽ làm một tờ cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn, sau đó chia sẻ với người lớn trong gia đình cần lưu ý về biện pháp đối với những thứ có thể gây cháy trong nhà được nêu ra trong cẩm nang.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học


Môn học chủ đạo
Môn học tích hợp

Tự nhiên và Xã hội

  • Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, tài sản, ...) do hoả hoạn.
  • Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra; Nhận xét về những cách ứng xử đó.
  • Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
  • Điều tra, phát hiện được những thứ có thể gây cháy trong nhà và nói với người lớn có biện pháp để phòng cháy.

Mỹ thuật

  • Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.
  • Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

Toán

  • Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng đã học.

I. Yêu cầu cần đạt

  • Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, tài sản, ...) do hoả hoạn.
  • Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra; Nhận xét về những cách ứng xử đó.
  • Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
  • Điều tra, phát hiện được những thứ có thể gây cháy trong nhà và nói với người lớn có biện pháp để phòng cháy.
  • Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học.
  • Hiểu được một số thao tác, công đoạn và làm được một tờ cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.
  • Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở tờ cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn.
  • TTrưng bày, giới thiệu được tờ cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn, chia sẻ mục đích sử dụng.
  • Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động học tập.
  • Có trách nhiệm hoàn thành sản phẩm của mình.

II. Đồ dùng dạy học

.

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
  • Các video hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiện tượng hỏa hoạn và cách thực hiện cẩm nang.

2. Chuẩn bị của học sinh

  • Giao cho mỗi học sinh tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Kéo 1 cái
2 Bút chì 1 cái
3 Thước kẻ 1 cái
4 Giấy màu trắng và màu khổ A4 mỗi màu 1 tờ
5 Hồ dán 1 cái
6 Bút màu 1 hộp

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề)

a) Khởi động

- Giáo viên cho học sinh nghe 1 đoạn âm thanh của tiếng xe cứu hỏa và đặt câu hỏi:

  • (1) Đây là tiếng gì?
  • (2) Nhiệm vụ của xe cứu hỏa là gì?
  • (3) Theo em, nguyên nhân nào có thể dẫn đến những vụ hỏa hoạn ở nhà?

Học sinh chia sẻ ý kiến.

Giáo viên thông báo về chủ đề bài học là tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh hỏa hoạn, đồng thời thực hiện một tờ cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà.

b) Nhận nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ: Làm cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn để giúp ghi nhớ và vận dụng vào các tình huống thực tế. Đồng thời sử dụng tờ cẩm nang để trình bày và gợi ý về việc phòng cháy với người thân và mọi người xung quanh mình.

Yêu cầu sản phẩm:

  • (1) Cẩm nang được làm bằng giấy hoặc bìa.
  • (2) Cẩm nang trình bày ít nhất 5 vật dụng có thể gây cháy trong nhà và đề xuất biện pháp để phòng cháy.
  • (3) Cẩm nang được trình bày đẹp, sáng tạo.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)

a) Tìm hiểu về cách phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

- Học sinh xem một bức tranh dán trên bảng và đặt câu hỏi:

  • (1) Hãy tìm ra những vật có thể gây cháy nổ bằng cách lên bảng khoanh tròn trên hình.
  • (2) Hãy kể các tình huống có thể dẫn đến hỏa hoạn từ những vật dụng đó
  • (3) Ngoài những vật này thì còn những vật dụng nào khác có thể gây hỏa hoạn ở nhà?
  • (4) Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do hỏa hoạn.

- Học sinh thảo luận và chia sẻ ý kiến.

- Học sinh xem các hình ảnh hoặc giới thiệu 1 số mẩu tin về thiệt hại do hỏa hoạn gây ra và kết luận: Hỏa hoạn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy làm sao để phòng tránh được hỏa hoạn khi ở nhà?

- Giáo viên sử dụng kỹ thuật công não: Học sinh phát biểu ý kiến và giáo viên ghi nhận các ý tưởng này trên bảng.

- Học sinh xem video về các cách phòng tránh hỏa hoạn và xử lý tình huống khi có hỏa hoạn xảy ra. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Ai nhớ tốt hơn?”

  • + Giáo viên chia lớp thành 4 – 5 nhóm. Mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy và 1 bút lông.
  • + Học sinh sẽ xem video và cố gắng ghi nhớ những cách phòng tránh hỏa hoạn và xử lý tình huống khi có hỏa hoạn. học sinh không được ghi chép trong suốt quá trình xem video.
  • + Kết thúc video, các nhóm có 2 phút để ghi lại tất cả những cách nhớ được lên tờ giấy và dán lên bảng.
  • + Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả.

Giáo viên kết luận về các cách phòng tránh hỏa hoạn và xử lý tình huống khi có hỏa hoạn.

b) Thực hành xác định vật dụng gây hoả hoạn ở gia đình

Giáo viên giao cho học sinh về nhà làm bài tập Nhiệm vụ 1 và 2 trong Phiếu học tập.

Tại lớp, giáo viên mời một số học sinh trình bày phần bài làm

  • + Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn các vật dụng dễ gây hỏa hoạn ở gia đình.
  • + Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kết quả điều tra các vật dụng có khả năng gây cháy ở nhà và cách em báo cho người lớn để phòng tránh.

- Giáo viên sửa đáp án và góp ý cho học sinh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sản phẩm hoặc video minh hoạ (trong bộ học liệu số), sau đó thảo luận đề xuất cách làm sản phẩm.

Một số câu hỏi gợi ý:

  • 1. Tờ cẩm nang có hình dạng gì?
  • 2.Em sẽ dùng vật liệu gì để làm tờ cẩm nang?
  • 3. Tờ cẩm nang sẽ chứa những nội dung gì? (Gợi ý: hình ảnh và các mô tả,…)
  • 4. Em sẽ sắp xếp các hình ảnh và mô tả về các biện pháp phòng cháy như thế nào trong tờ cẩm nang?

- Học sinh liệt kê các nguyên vật liệu cần chuẩn bị vào Nhiệm vụ 3 trong Phiếu học tập số 1.

- Các nhóm học sinh chuẩn bị nguyên vật liệu để thực hiện sản phẩm vào hoạt động sau.

b) Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá

- Giáo viên mời ngẫu nhiên một số học sinh để trình bày và cho cả lớp xem các vật liệu cần để làm cẩm nang.

- Trong trường hợp cần thiết, giáo viên có thể gợi ý các bước thực hiện sản phẩm theo video hướng dẫn.

Học sinh tiến hành làm sản phẩm và thực hành chia sẻ về các vật liệu dễ cháy ở nhà cũng như biện pháp phòng tránh cháy nổ với người thân. Đồng thời ghi lại ý kiến phản hồi và nhận xét từ người thân về độ hữu ích của tờ cẩm nang trong phiếu Nhiệm vụ 5.

Đồng thời chuẩn bị bài thuyết trình sử dụng các câu hỏi gợi ý trong Nhiệm vụ 4 trong Phiếu học tập.

c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

- Báo cáo sản phẩm

- Giáo viên mời một số học sinh mang sản phẩm lên trước lớp và giới thiệu về Cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà.

Đại diện học sinh trình bày. Giáo viên và các học sinh khác góp ý, nhận xét.

- Câu hỏi gợi ý:

  • (1) Lời chào và giới thiệu tên
  • (2) Giới thiệu về Cẩm nang:
    • + Đây là gì? Em đã làm tờ Cẩm nang này như thế nào?
    • + Em sử dụng tờ cẩm nang này như thế nào?
    • + Em đã trình bày và chia sẻ thông tin từ tờ cẩm nang này đến người thân như thế nào?
  • (3) Sau khi nhận được ý kiến của người thân, em đã điều chỉnh sản phẩm như thế nào?
  • (4) Em thấy thích nhất điểm nào trong quá trình làm Cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn?

- Vận dụng kiến thức từ Cẩm nang: Thực hành xử lý tình huống giả định

- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm 1 trong 3 tình huống, sau đó mỗi nhóm có 2 phút thảo luận và 3 phút đóng vai theo tình huống và xử lý tình huống.

  • + Tình huống 1: Bạn Nam thấy em mình đang cầm diêm và bật lửa chơi.
    Gợi ý xử lý: Bạn Nam cất diêm và bật lửa đi, đồng thời nhắc nhở em không nghịch diêm và bật lửa vì có thể gây cháy nguy hiểm.
  • + Tình huống 2: Bạn Lan quan sát thấy ngọn lửa và khói bốc ra từ bếp của nhà kế bên.
    Gợi ý xử lý: Bạn Lan có thể hô hoán, kêu cứu đồng thời nhờ người lớn gọi điện đến đội phòng cháy chữa cháy để nhờ hỗ trợ. Bấm gọi số 114, nói rõ địa chỉ đang xảy ra đám cháy.
  • + Tình huống 3: Bạn Minh quan sát thấy người thân để một số vật dễ cháy như dầu hoả, giấy gần bếp lửa.
    Gợi ý xử lý: Bạn Minh trao đổi với người lớn để di chuyển các vật dễ cháy ra xa nguồn lửa.

- Học sinh nhận xét và bổ sung cách xử lý tình huống. Giáo viên kết luận lại các cách xử lý tình huống này.

- Tổng kết, đánh giá

- Giáo viên tổng kết lại nội dung chủ đề, nhắc nhở học sinh có thể sử dụng Cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà để ghi nhớ, vận dụng và nhắc nhở mọi người xung quanh mình cùng thực hiện.

- Giáo viên cho học sinh hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân trong 3 phút.

- Giáo viên kết thúc buổi học.

IV. Phụ lục

1. Phiếu học tập

Nhiệm vụ 1. Khoanh tròn vào các vật dụng dễ gây cháy

Nhiệm vụ 2. Hãy vẽ hoặc kể tên các vật dụng có thể gây cháy ở nhà em và cách em báo cho người lớn để có cách phòng tránh

Vật dụng Em sẽ báo cho ai? Em sẽ báo như thế nào?
Nhiệm vụ 3. Liệt kê các vật liệu làm cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn
STT Vật liệu Số lượng
1
2
3
4
5
Nhiệm vụ 4. Chuẩn bị phần thuyết trình bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý sau

1. Lời chào và giới thiệu tên

2. Giới thiệu về Cẩm nang:

  • + Đây là gì? Em đã làm tờ Cẩm nang này như thế nào?
  • + Tờ cẩm nang này giúp ích gì cho em?
  • + Em sẽ trình bày và chia sẻ thông tin từ tờ cẩm nang này đến người thân như thế nào?

3. Em thấy thích nhất điểm nào trong quá trình làm Cẩm nang phòng tránh hỏa hoạn? Em có muốn cải thiện điều gì không?

Nhiệm vụ 5. Em hãy ghi lại thông tin của người thân đã được nghe em trình bày và gợi ý về cách phòng cháy
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................

2. Phiếu đánh giá

3. Sản phẩm minh hoạ